Trang chủ / Tin tức / 

Bệnh cúm: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh cúm: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh hiệu quả

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác y tế toàn cầu, có từ 290.000 đến 650.000 ca tử vong liên quan đến cúm mùa. Tại Việt Nam ghi nhận khoảng 1-1,8 triệu người mắc bệnh cúm mùa. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, và có thể để lại biến chứng nặng nề nếu như không được điều trị hoàn toàn. Vậy cúm là bệnh gì? Các triệu chứng và cách điều trị ra sao? Bạn đọc xem ngay bài viết dưới đây. 

Cúm là bệnh gì? Các giai đoạn phát triển của bệnh cúm

Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra do virus cúm (Influenza virus) với triệu chứng thường gặp như đau đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy,... Trường hợp người bệnh chủ quan, không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt người có bệnh mãn tính tim phổi, thận, suy giảm hệ miễn dịch, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai,...

Cúm phát triển qua 3 giai đoạn: 

  • Giai đoạn khởi phát: Từ 1-3 ngày với triệu chứng đau đầu, mỏi cơ, sổ mũi, sốt
  • Giai đoạn toàn phát: Từ ngày thứ 4 trở đi, giai đoạn này triệu chứng sốt và đau nhức cơ giảm. Người bệnh bị khàn tiếng, tức ngực, đau họng, ho, ngoài ra, một số người cũng có thể thấy cơ thể mệt mỏi hoặc đầy hơi.
  • Giai đoạn hồi phục: Từ ngày thứ 8 trở đi, giai đoạn này các triệu chứng giảm dần, cơn ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài 1 - 2 tuần tiếp theo. 

Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng qua đường hô hấp

Hiện có 4 chủng virus cúm phổ biến: 

  • Cúm A: Dựa trên sự kết hợp giữa kháng nguyên ngưng kết hồng cầu Hemagglutinin (H) và Neuraminidase (N). Khoảng 75% người nhiễm cú mắc phải chủng này, và khi gặp điều kiện thuận lợi, cúm A bùng phát thành dịch. Trong đó phải kể đến dịch cúm lịch sử như cúm A (H5N1), dịch cúm A (H3N2), đại dịch cúm A (H1N1)
  • Cúm B: Cúm B với dòng B/Yamagata và dòng B/Victoria, chiếm khoảng 25% số ca nhiễm cúm. Bệnh lây truyền từ người sang người và có thể lây lan rất mạnh và trở thành đại dịch. 
  • Cúm C: So với 2 chủng cúm A và B, chủng cúm C ít gặp hơn, ít nguy hiểm hơn và không có những triệu chứng lâm sàng điển hình. Bệnh do cúm C không có khả năng bùng phát thành dịch ở người.
  • Cúm D: Chủng cúm D chủ yếu gây bệnh trên gia súc, chưa được xác định gây bệnh ở người. Virus cúm D có thành phần cấu tạo và đặc điểm phân bào tương tự như chủng virus cúm C.

Các dấu hiệu, triệu chứng cúm thường gặp

Cúm được biết đến triệu chứng lâm sàng như: 

  • Sốt vừa đến cao (trên 38oC);
  • Cảm giác ớn lạnh;
  • Đau đầu, chóng mặt;
  • Đau nhức cơ bắp;
  • Mệt mỏi toàn thân, cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực;
  • Buồn nôn, tiêu chảy (thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn).

Nhận biết dấu hiệu trên, người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ để để được đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Một số bệnh nhân chủ quan, hiểu nhầm cúm với cảm thông thường, không điều trị hoặc điều trị trễ khiến bệnh chuyển nặng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm đường tiết niệu,... 

Đặc biệt phụ nữ mang thai nhiễm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ rất nguy hiểm, ngu cơ dị tật thai nhi, sảy thai hoặc lưu thai. Hơn nữa, trẻ từ 2-16 tuổi có nguy cơ hội chứng Reye (gây sưng phù ở gan và não), biến chứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài ngày bị cúm, khi các triệu chứng cúm có dấu hiệu giảm dần, trẻ đột nhiên nôn mửa, mê sảng, co giật, chuyển sang hôn mê sâu rồi tử vong. 

Nhận biết sớm triệu chứng giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh cúm? Còn đường lây truyền bệnh cúm 

Virus cúm (Influenza virus) chính là nguyên nhân gây bệnh cúm, virus này tấn công vào hệ hô hấp của người bệnh, bao gồm mũi, cổ họng, phổi từ đó xuất hiện các triệu chứng. Theo nghiên cứu dịch tễ, các chủng virus cúm có khả năng biến đổi liên tục theo chu kỳ hàng năm, do đó tỷ lệ trẻ em và người lớn lây nhiễm với các chủng cúm mới có thể lên tới 90%. Tại Việt Nam phổ biến chủng A và B, với khả năng lây nhiễm khủng khiếp và có nguy cơ trở thành đại dịch. 

Nguyên nhân là do virus Influenza virus, bệnh có thể lây nhiễm qua 2 con đường

  • Lây qua dịch tiết đường hô hấp: Với khả năng tồn tại dai dẳng, virus cúm có thể phát tán rộng trong không khí với phạm vi 2m thông qua tuyến nước bọt khi người bệnh hắt xì ha. Do đó, người khỏe mạnh khi tiếp xúc gần, trò chuyện trực tiếp với người bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Lây qua bề mặt tiếp xúc: Virus có thể tồn tại ở vật dụng như khăn, quần áo, bàn chải, ly uống nước,…Khi bệnh nhân ho hoặc hắt xì sẽ khiến cho các dịch tiết bắn ra ngoài và bám lên các đồ vật. Người khỏe mạnh chạm phải đồ vật đó và vô tình đưa tay trực tiếp lên mũi, miệng thì nguy cơ cao virus sẽ xâm nhập và tấn công cơ thể.

Do đó, khi mắc triệu chứng cúm cần vệ sinh sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc phòng ngừa lây nhiễm. 

Đối tượng nào dễ bị cúm?

Theo chuyên gia khuyến cáo, bệnh cúm có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng dễ gặp ở người có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc sức đề kháng yếu như: 

  • Trẻ em và trẻ sơ sinh: Trẻ dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm và cúm cao. Với những trẻ mắc bệnh lý nền như suyễn, rối loạn chuyển hóa, bệnh tim bẩm sinh, bệnh gan – thận… thì nguy cơ mắc cúm và biến chứng đặc biệt cao, do đó trẻ em luôn là đối tượng được khuyến cáo tiêm vắc xin cúm đầy đủ và tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Khi mang thai hệ miễn dịch yếu từ đó bị suy giảm sức khỏe thể chất cũng như sức đề kháng, tạo điều kiện cho virus cúm dễ dàng tấn công

Ngoài ra, người lớn trên 65 tuổi hay người có bệnh nền mãn tính như tiểu đường, tim phổi, suy thận hoặc suy gan, suy giảm miễn dịch,…

Các phương pháp điều trị khi bị cúm? 

Để tránh nhầm lẫn với cảm thông thường, nhận biết triệu chứng bạn cần dựa vào các các xét nghiệm virus học như nuôi cấy virus, phát hiện acid nucleic (PCR, RT-PCR) hay huyết thanh chẩn đoán. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện chụp X-quang phổi để đánh giá mức độ tổn thương do virus cúm gây ra.

Theo chuyên gia khuyến cáo, mục tiêu chính điều trị cúm là giảm nhẹ và loại bỏ các triệu chứng. Tùy vào tình trạng mà bạn được khuyến cáo điều trị theo các phương pháp dưới đây: 

  • Điều trị tại nhà: Người bệnh triệu chứng nhẹ cần nghỉ ngơi đến khi hạ sốt. Trong quá trình đó cần sử dụng nước muối loãng vệ sinh họng, mũi để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm
  • Dùng thuốc: Bác sĩ kê đơn thuốc để giảm các triệu chứng cúm như đau đầu, sốt, đau mỏi cơ thể,... Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc điều trị đặc hiệu, chẳng hạn như Oseltamivir (Tamiflu) hoặc Zanamivir (Relenza) có công dụng làm giảm triệu chứng của cúm và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Biện pháp phòng ngừa cúm hiệu quả

Theo chuyên gia khuyến cáo, tiêm vắc xin biện pháp phòng cúm hiệu quả nhất, giúp giảm nguy cơ cao bị các biến chứng nặng của bệnh cúm, đồng thời bảo vệ những người xung quanh không bị lây cúm.

Trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn đều có thể tiêm phòng. Sau tiêm vắc xin phòng cúm, có thể gặp một số tác dụng phụ như mệt mỏi, đau đầu trong vài ngày hoặc đau ở chỗ tiêm.

Liều tiêm và lịch tiêm phòng vắc xin cúm ở trẻ em và người lớn cụ thể như sau:

  • Lịch tiêm phòng cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn: tiêm liều 0,5 ml.
  • Lịch tiêm phòng cho bé từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi nếu trước đây chưa bị cúm hoặc chưa từng tiêm vắc xin cúm thì tiêm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
  • Trẻ từ trên 9 tuổi và người lớn thì tiêm 1 mũi. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.

Thời gian miễn dịch trung bình một năm, cúm cần được tiêm ngừa hàng năm. Ngoài ra, thành phần vắc xin ngừa cúm cũng được thường xuyên điều chỉnh để phù hợp với chủng virus. Hiện nay, tại Trung tâm Tokyo Vaccine Center ưu đãi tiêm cúm chỉ 299k/người. Bên cạnh đó bạn được khám sàng lọc trước tiêm hoàn toàn miễn phí bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm. Khu vực chờ sau tiêm rộng rãi, thoáng mát, có khu trò chơi đầy màu sắc giúp bé thoải mái như ở nhà. 

Ưu đãi có hạn đăng ký ngay để được tư vấn hỗ trợ

Ngoài tiêm phòng bạn cần thực hiện biện pháp phòng cúm hiệu quả như: Rửa tay thường xuyên, vệ sinh hô hấp tốt, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, sử dụng khăn giấy đúng cách; hạn chế tiếp xúc với người bệnh, không chạm tay vào mắt, mũi, miệng,...