Lịch tiêm phòng cho trẻ em tại Tokyo Vaccine Center

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhờ tiêm chủng đúng lịch mà 2,5 triệu trẻ không bị mất vì bệnh và nhiều nghiên cứu chỉ ra có khoảng 85-95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra kháng thể giúp bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh.

Lịch tiêm chủng được tính toán và đưa ra dựa trên kết quả của vô số nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu trên động vật và thử nghiệm lâm sàng trong nhiều năm nhằm tìm ra ở độ tuổi nào, trẻ có phản ứng miễn dịch tối ưu và có mức bảo vệ tốt nhất, cũng như ở độ tuổi nào trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ gặp biến chứng hoặc tử vong cao khi mắc một trong những bệnh có thể chủng ngừa.

Như vậy là, chỉ khi trẻ được tiêm đúng lịch khuyến cáo, tạo lá chắn bảo vệ bé trước bệnh truyền nhiễm mới đạt hiệu quả cao nhất.

 

LỊCH TIÊM CHỦNG CHO TRẺ TỪ 0-8 TUỔI
Tuổi/VaccineThángTuổi
Sơ sinh2345678910-11121823-45-67-8
Laox
Viêm gan Bxxxxx
Bạch hầu, ho gà, uốn vánxxxx
Bại liệtxxx
Viêm phổi, viêm màng não mủ do Hibxxx
Tiêu chảy do Rota VirusPhác đồ 2 hoặc 3 liều, mỗi liều cách nhau tối thiểu 1 tháng
Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu khuẩnxxx
Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn B,Cxxx
CúmPhác đồ tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu một tháng cho lần tiêm đầu tiên. Tiêm nhắc lại 1 liều mỗi năm.xx
Sởixx
Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn A,C,W,Yxx
Viêm não Nhật Bản
– Phác đồ 2 liều tiêm cách nhau 1 năm
– Hoặc phác đồ 3 liều tiêm và nhắc lại mỗi 3 năm một liều đến 15 tuổi `
x
Sởi, Quai bị, Rubellaxxx
Thủy đậuPhác đồ 2 liều tiêm cách nhau tối thiểu 3 thángx
Viêm gan APhác đồ 2 liều tiêm cách nhau tối thiểu 6 tháng
Viêm gan A + BPhác đồ 2 liều tiêm cách nhau tối thiểu 6-12 tháng
Thương hàn1 liều và nhắc lại mỗi 3 năm
Bệnh tả2 liều cách nhau tối thiểu 2 tuần

Lưu ý khi cho trẻ đi tiêm chủng

Tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng được khuyến cáo không chỉ giúp trẻ tăng sức đề kháng, phòng được các bệnh nguy hiểm mà còn là cách để bố mẹ bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho con. Khi đưa con trẻ đi tiêm, cha mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây: 

  • Trẻ cần được khám sàng lọc trước khi tiêm, cha mẹ cần thông báo tình trạng sức khỏe của bé: Có đang bị sốt, dùng thuốc kháng sinh không, có tiền sử bị bệnh lý, dị ứng nào không.

  • Cha mẹ cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng để theo dõi lịch tiêm của con mình. 

  • Cho bé tuân thủ nguyên tắc theo dõi 30 phút sau khi tiêm tại địa điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi 24h sau tiêm. Trường hợp thấy phản ứng sốt, đau sưng tấy tại chỗ tiêm,... trên 24h cha mẹ cần đưa bé quay trở lại trung tâm để thăm khám. Trường hợp trẻ có dấu hiệu bất thường sốt cao, co giật, khó thở,... cần đưa bé ngay đến cơ sở y tế. 

  • Khi trẻ sốt cao, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.

  • Không bôi, đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm của bé. Vết tiêm có thể bị sưng đỏ hoặc đau, đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi.

  • Sau tiêm chủng, cho trẻ tắm rửa, ăn uống như thường lệ, và theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe của bé.