Trang chủ / Tin tức / 

Thời tiết nồm ẩm: Làm sao để phòng chống bệnh?

Thời tiết nồm ẩm: Làm sao để phòng chống bệnh?

Thời tiết tỉnh miền Bắc đang chuyển mùa với độ ẩm cao tạo điều kiện cho nấm mốc, virus phát triển mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe, mọi người dễ mắc bệnh đường hô hấp, sốt phát ban, sởi, thủy đậu, Rubella, cúm...Làm sao để phòng bệnh trong thời tiết nồm? 

Các bệnh dễ mắc trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm

Theo bác sĩ tại bệnh viện Bạch Mai cho biết, những ngày thời tiết nồm ẩm bệnh nhân Nhi và người cao tuổi tăng cao đột biến so với ngày thường. Tình trạng bệnh lý liên quan đến thời tiết như viêm phổi, tiểu phế quản, hen chiếm tỷ trọng lớn,... 

Hay tại Khoa Khám bệnh của BV tiếp nhận trung bình khoảng 3.500-4.500 bệnh nhi/ngày. Ngoài những bệnh mạn tính, cấp tính, trong thời tiết nồm, ẩm như hiện nay, bệnh nhân đến khám, điều trị 3 bệnh chính, đặc trưng theo mùa, đó là bệnh lý về đường hô hấp, tiêu hóa và về da.

Nói về tình trạng này, chuyên gia cho biết, độ ẩm không khí cao, gây tụ nước trong nhà đặc biệt là thảm, kính cửa sổ tạo điều kiện thuận lợi cho virus vi khuẩn phát triển mạnh. Bên cạnh đó thời tiết thay đổi trong ngày khiến cơ thể khó thích nghi, sức đề kháng giảm rất dễ nhiễm bệnh. 

Một số bệnh thường mắc thời tiết nồm ẩm: 

Thủy đậu

Thủy đậu là bệnh gây ra bởi virus Varicella Zoster gây triệu chứng: nốt nhỏ tròn mọc toàn cơ thể, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Thời tiết nồm ẩm, bệnh phát triển và lây lan nhanh chóng. Tình trạng bệnh kéo dài, nốt thủy đậu có thể bị nhiễm trùng, để lại sẹo và gây ra biến chứng nguy hiểm viêm phổi hay viêm màng não

Bệnh lý đường hô hấp

Trong giai đoạn chuyển mùa, bệnh lý hô hấp phát triển mạnh như viêm phế quản, viêm phổi,... Khi trẻ có dấu hiệu bệnh lý như sổ mũi, sốt, ho cha mẹ thường chủ quan và tự điều trị và dẫn đến những biến chứng khó lường. 

Bệnh cúm

Đây là căn bệnh gặp ở mọi đối tượng đặc biệt là người hệ miễn dịch kém như trẻ em, người cao tuổi. Khi gặp triệu chứng của cúm như sốt, đau đầu, sổ mũi,... mọi người thường bỏ qua hoặc tự điều trị, sử dụng thuốc kháng sinh không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Sử dụng kháng sinh điều trị cúm thường không mang lại hiệu quả, nhiều trường hợp còn mang lại hậu quả nhờn kháng sinh. 

Cúm là một trong những bệnh phổ biến khi thời tiết chuyển mùa

Bênh tiêu chảy

Trong thời tiết nồm ẩm, tạo điều kiện thuận lợi ch mầm bệnh phát triển mạnh và lây lan. Bên cạnh các bệnh hô hấp, tiêu chảy là bệnh dễ mắc trong mùa lạnh. Nguyên nhân chính của bệnh tiêu chảy là do người bệnh ăn uống mất vệ sinh, không khoa học cộng thêm ô nhiễm từ môi trường khiến bệnh tiêu chảy dễ phát sinh.

Làm gì để phòng bệnh hiệu quả khi trời nồm ẩm?

Để phòng bệnh trong kiểu thời tiết cực đoan hiện nay, các gia đình cần lưu ý những nguyên tắc sau:

Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh

Bạn cần hạn chế những nơi đông người, và kheo khẩu trang khi ra ngoài. Bên cạnh đó không khí tù đọng trong nhà cũng là nguyên nhân gây ra bệnh, các gia đình cần vệ sinh định kỳ bề mặt không gian sống. Ngoài ra cần tập thói quen vệ sinh tay trước khi chế biến thức ăn. 

Tăng khả năng bảo vệ bản thân

Sức đề kháng là khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của yếu tố gây hại. Để tăng sức đề kháng, cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, hoa quả vào bữa ăn hàng ngày, có phương pháp nghỉ ngơi, tập thể dục điều độ.

Chế độ ăn uống khoa học giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch

Tiêm vắc xin

Tiêm vắc xin là giải pháp hiệu quả để phòng ngừa các bệnh do virus đặc trưng vào mùa đông xuân. Bạn và gia đình cần tiêm phòng bệnh cúm, sởi, quai bị, thủy đậu,... Theo chuyên gia khuyến cáo, Những sản phụ mang thai quý đầu nếu nhiễm virus rubella, thai nhi sẽ có nguy cơ bị dị dạng rất cao. Do đó, phụ nữ khi có ý định mang thai cần chủ động đi tiêm phòng. 

Tại Tokyo Vaccine Center đang có ưu đãi cực sốc: 

  • Tiêm cúm chỉ 299k

  • Giảm 5% tiêm mũi lẻ

  • … 

Bảo vệ sức khỏe bạn và người thân, liên hệ ngay Trung tâm tiêm chủng Tokyo Vaccine Center: 

Siêu ưu đãi tháng 2 tại Tokyo Vaccine Center