Bệnh Sởi là gì?
Bệnh Sởi được gây ra do virus Sởi (Polynosa morbillorum), là một bệnh truyền nhiễm, bệnh phổ biến ở trẻ em. Trên 90% người mắc bệnh Sởi đều dưới 20 tuổi. Tại Việt Nam, Sởi là bệnh lưu hành địa phương trong cộng đồng dân cư đô thị và có chu kỳ bùng phát 4 - 5 năm và năm 2024 có thể là năm bùng phát bệnh Sởi tại Việt Nam nếu chu kỳ bùng phát này diễn ra theo dự đoán của các chuyên gia.
Nguyên nhân gây ra bệnh Sởi.
Virus Polynosa morbillorum là tác nhân chính gây ra bệnh Sởi. Virus này có dạng hình cầu với đường kính khoảng 100 - 250 nm, chịu đựng kém ở môi trường bên ngoài, chết ở ngoại cảnh trong 30 phút và có thể được ngăn chặn bởi các thuốc sát trùng thông thường.
Con đường lây nhiễm bệnh Sởi
Bệnh Sởi có tình lây truyền rất cao và chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết của mũi họng người nhiễm bệnh. Sẽ có những trường hợp mắc bệnh Sởi do tiếp xúc gián tiếp với những đồ vật mới bị nhiễm các chất tiết qua đường mũi họng của bệnh nhân.
Triệu chứng của bệnh Sởi
Bệnh có các triệu chứng khởi đầu như: sốt, viêm màng kết mạc mắt (mắt đỏ), sổ mũi, ho và có các nốt nhỏ đầu trắng có thể giống với hạt cát ở niêm mạc miệng. Kể từ ngày nhiễm bệnh thứ 3 đến ngày thứ 7 bệnh nhân sẽ xuất hiện những ban đỏ trên da và bắt đầu từ mặt sau đó lan ra toàn thân. Bệnh có thể diễn biến nặng hơn ở cả trẻ em và người lớn do sự tăng lên của virus hoặc do bội nhiễm của vi khuẩn như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh khí phế quản và viêm não.
Đối tượng dễ mắc bệnh Sởi.
Những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được miễn dịch để cảm nhiễm sẽ có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh cao trong đó trẻ em bị sởi chiếm phần lớn số người mắc bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh Sởi
Cách phòng ngừa bệnh Sởi hiệu quả nhất hiện nay đó là tiêm vaccine phòng bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tỷ lệ bảo vệ của vaccine lên tới 97% sau khi tiêm đủ 2 mũi theo độ tuổi tiêm phòng sởi.
Bên cạnh đó mỗi người cũng cần phòng ngừa bệnh Sởi bằng cách: