Cha mẹ biết không? Tại Việt Nam cứ 2 trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp thì có 1 trường hợp là do virus Rota gây ra. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến trẻ bị tiêu chay, nôn ói, mất nước nặng. Bên cạnh việc cho trẻ rửa tay, uống nước sạch vắc xin là biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho bé. Thời điểm nào cho bé uống rota? Khi trẻ bị cha mẹ phải làm sao? Cùng Tokyo Vaccine Center tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 600.000 trẻ em mất do virus rota.bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ở các nước đang phát triển, hàng năm có khoảng trên 125 triệu ca tiêu chảy do vi rút Rota ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ nguy cơ nhiễm bệnh càng cao vì vậy bệnh thường hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặt biệt là dưới 12 tháng.
Tiêu chảy Rota là dạng tiêu chảy cấp tính do virus Rota gây ra, phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi. Virus gồm 7 nhóm A, B, C, D, E, F, G, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virus rota A. Virus rota lây nhiễm qua đường chủ yếu qua con đường phân - miệng và tay - miệng.
Đặc biệt virus này có thể sống trên bề mặt đồ vật, cơ thể nhiều giờ, nên tỷ lệ lây nhiễm cao khi tiếp xúc với bàn tay của người nhiễm, hay trẻ cầm nắm đồ chơi vào bề mặt có virus rồi đưa lên miệng. Hơn nữa, Trẻ nhiễm virus Rota đào thải một lượng siêu vi rất lớn. Mỗi 1ml phân của một trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus có thể chứa hơn 10.000 tỷ Rotavirus, trong khi chỉ cần chưa đến 10 virus này là đủ để lây bệnh cho con người.
Tại Việt Nam, đây là bệnh phổ biến đứng thứ hai sau nhiễm trùng hô hấp câp tính.
Việt Nam có 56% số trẻ nhập viện do viêm dạ dày ruột cấp là do nhiễm vi rút Rota. Hàng năm, số trẻ chết do vi rút Rota chiếm từ 4-8% trong tổng số trẻ dưới 5 tuổi bị chết vì mọi nguyên nhân.
Cha mẹ lưu ý, Để chẩn đoán bệnh tiêu chảy cấp do rotavirus ở trẻ em, cần dựa vào những triệu chứng lâm sàng và các kỹ thuật cận lâm sàng. Một số triệu chứng lâm sàng được biểu hiện:
Để biết chính xác thì cha mẹ cần đưa bé xét nghiệm cận lâm sàng:
Chẩn đoán nhanh phát hiện virus hoặc kháng nguyên: lấy mẫu phân trong tuần đầu của bệnh hoặc hút dịch tá tràng, lấy huyết thanh rồi dùng kỹ thuật hiển vi điện tử, miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, miễn dịch phóng xa, ELISA...
Chẩn đoán phát hiện ARN của virus rota: lấy mẫu phân trong tuần lễ đầu của bệnh hoặc hút dịch tá tràng, lấy huyết thanh và dùng kỹ thuật PCR để thực hiện xét nghiệm.
Chẩn đoán huyết thanh học: lấy máu tĩnh mạch và chắt lấy huyết thanh để làm xét nghiệm.
Mẹ lưu ý, trẻ khi bị nhiễm Rotavirus có thời gian ủ bệnh khoảng 2 ngày trước khi các triệu chứng rõ ràng xuất hiện. Khi trẻ có dấu hiệu cần đưa đến cơ sở thăm khám y tế để được điều trị theo phác đồ của bác sĩ, phòng tránh biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bù nước qua đường uống và chế độ dinh dưỡng thích hợp vẫn là phương pháp điều trị cơ bản. Trong trường hợp không thể bù dịch bằng đường uống, trẻ cần nhập viện để truyền dịch qua đường tĩnh mạch.
Theo chuyên gia khuyến cáo, hiện nay cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus là vắc xin. Tuy nhiên, đây là loại vắc xin uống ngừa được tiêu chảy cấp gây ra do Rotavirus, trong khi đó bệnh tiêu chảy có rất nhiều tác nhân khác gây ra. Do đó, sau khi cho trẻ uống vắc xin, phụ huynh cũng nên tuân thủ quy tắc vệ sinh như ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…
Lịch uống vắc xin ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus
Vắc xin Rota phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus dành cho trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi. Lịch uống phụ thuộc vào từng loại vắc xin.
Vắc xin Rotateq (Mỹ):
Vắc xin Rotarix (Bỉ)
Lưu ý: Nên cho trẻ uống vắc xin Rotavirus trước 24 tuần tuổi
Cha mẹ cần nhỏ ra cho trẻ đúng lịch cho bé
Hiện tại Trung tâm Tokyo Vaccine Center đầy đủ vắc xin nhỏ rota cho bé với ưu đãi lên đến 50%. Cha mẹ đừng bỏ lỡ thời điểm vàng, đảm bảo cho bé một sức khỏe toàn diện trong tương lai.
Đăng ký tiêm chủng tại